Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Bảo tồn di tích kiến trúc công trình xây dựng

Lịch sử của một thành phố gắn liền với những di tích kiến trúc của nó. Trong tâm trí của mình, người dân thường gắn những ký ức và những bài học lịch sử mà họ được thừa hưởng với việc xây dựng các kiến trúc xung quanh. Khi các kiến trúc này bị chuyển đổi hoặc bị phá huỷ, sự nhận thức về khía cạnh lịch sử của các công trình di sản sẽ bị phai nhạt. Việc bảo tồn những di sản là các công trình xây dựng là một phần rất quan trọng của văn hoá và phát triển văn hoá trong tương lai. Để bảo tồn được di tích kiến trúc thành công, các nhà hoạch định chính sách nên áp dụng những điều luật một cách chặt chẽ, nhưng cũng nên nhận thức rõ rằng mỗi một di sản cần có kế hoạch riêng phù hợp.

>>> Kiến trúc đẹp tại chung cư 99 Trần Bình

PHÁC THẢO NHỮNG ĐIỀU LUẬT ĐỊA PHƯƠNG VÀ HƯỚNG DẪN VỀ THIẾT KẾ
 
Ở Việt Nam, chính quyền địa phương (Uỷ ban Nhân dân) chịu trách nhiệm quản lý và phát triển khu vực đô thị. Khi việc quản lý và phát triển liên quan đến di sản đô
thị, trách nhiệm này cần được chia sẻ với uỷ ban hoặc cơ quan chuyên trách về bảo tồn (giống như ở Hà Nội, Hội An và Huế). Vai trò và trách nhiệm giữa các cơ quan chuyên trách về bảo tồn và Ủy ban nhân dân không phải lúc nào cũng rõ ràng (Liên hệ Chương 6 để biết những chi tiết liên quan đến trách nhiệm được quy định trong các văn bản pháp luật)
Để ngăn chặn việc sao chép những đặc trưng mang tính chất lịch sử của các vùng lân cận trong cải tạo và xây mới, các chính quyền địa phương nên phổ biến những
quy định riêng của từng địa phương. Ở Việt Nam, những quy định này có thể được soạn thảo bởi các chuyên gia về di sản ở thành phố, quận hoặc phường (hoặc do các hội đồng/uỷ ban đặc biệt). Những quy định này nên được phổ biến rộng rãi và áp dụng triệt để. Để việc áp dụng được hiệu quả hơn, những quy định nên được áp dụng như một phần của một bộ luật có tầm ảnh hưởng lớn hơn.
Những vùng thành thị lân cận có nhiều di tích cũng nên phổ biến những hướng dẫn về thiết kế để làm hài hoà và thống nhất về phong cách kiến trúc. Khi những quy định không được thi hành thì những hướng dẫn về thiết kế kiến trúc là rất cần thiết. Việc soạn thảo các quy định và những hướng dẫn về kiến trúc nên được tiến hành bởi các uỷ ban chiến lược với sự tham gia của các nhà quy hoạch đô thị, kiến trúc sư, nhà sử học, luật sư, những nhà điều hành luật và những người đại diện của các vùng lân cận. 

TU BỔ DI TÍCH

Việc lựa chọn cách tiếp cận đối với một di tích cụ thể phụ thuộc vào lợi ích của những người có liên quan. Nếu một cách tiếp cận tích cực được lựa chọn thì việc cải tạo sẽ củng cố thêm giá trị của khu di tích lịch sử đó. Ở những di tích lịch sử thuộc sở hữu công cộng hoặc được tài trợ, có một số vấn đề chung có thể tránh được và một vài chiến lược có thể được áp dụng như sau:
• Kiểm soát chi phí: KHÔNG NÊN
1. Không chi trả quá nhiều cho việc kiếm lợi nhuận
2. Không tiêu quá nhiều cho việc xây dựng lại; dự tính trước người mua, người thuê và không nâng cấp quá mức.
3. Không giao việc quản lý tài chính cho kiến trúc sư, đồng thời cũng không giao quyền thẩm định thiết kế cho những người nắm giữ tài chính.
• Chiến lược về di sản: NÊN
1. Nên tiến hành những hoạt động khảo sát đánh giá chi tiết về di tích
2. Nên có những cuộc trao đổi trước với những nhà soạn thảo luật và những quan chức nhà nước
3. Chỉ nên thuê những kiến trúc sư có kinh nghiệm về tu sửa và nâng cấp
(Ba mục cuối này cũng áp dụng cho những di sản thuộc sở hữu cá nhân)
4. Nên tạo ra những thay đổi hai chiều nhiều nhất có thể
5. Nên chuẩn bị cho việc tái sử dụng một cách phù hợp và có kế hoạch cho việc sử dụng chúng
6. Nên kêu gọi nhiều nguồn tài trợ
Khi áp dụng những nguyên tắc của việc tái sử dụng một cách phù hợp, hãy để những công trình đó nói cho bạn biết nên tu sửa như thế nào bằng những phân tích
chính xác về thiết kế và các tiềm năng sử dụng của nó. Đối với các di tích thuộc sở hữu tư nhân, nguồn tài trợ và cách tiếp cận phức tạp hơn rất nhiều. Việc đó đòi hỏi
một cách tiếp cận linh hoạt và sáng tạo đối với việc quản lý di sản gắn liền với lợi ích của những bên liên quan.
Khi chọn lựa cách tiếp cận cho một khu di tích nhất định và phác thảo những chi tiết của thiết kế, những chuyên gia về di sản nên tư vấn cho những chủ sở hữu và nhà xây dựng. Các quy định về thiết kế nên được thể hiện rõ ràng
cho những nhà xây dựng vì sau đó họ phải trình bày những vấn đề này trong bản Đánh giá tác động đối với di sản. Khi những quy định về bảo tồn không được hiểu đầy đủ, có thể sẽ bàn bạc thêm về các chi tiết thiết kế
với chủ sở hữu di sản.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét